Hướng dẫn sử dụng ChatGPT đúng cách mang lại hiệu quả vượt trội

0
349
Rate this post

Chào mừng các bạn đến với bài viết này! Trong thời gian gần đây, ChatGPT đã trở thành một trợ lý, đối tác, và người hướng dẫn cho rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng ChatGPT đúng cách để đạt hiệu quả thực sự trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Bài viết này dành cho những bạn đã từng sử dụng ChatGPT nhưng chưa tìm thấy giá trị thực sự và cảm thấy còn thiếu mục tiêu rõ ràng.

Ngữ cảnh quan trọng

Gần như khi nói chuyện với bất kỳ ai, chúng ta luôn muốn người đối diện hiểu rõ chúng ta. Điều này cũng áp dụng khi giao tiếp với ChatGPT. ChatGPT được thiết kế để nói chuyện với bạn như một người thật, vì vậy để đạt hiệu quả khi sử dụng, hãy giao tiếp với ChatGPT như kể chuyện với một người bạn thân.

Khi giao nhiệm vụ cho ChatGPT, hãy tưởng tượng rằng bạn đang giao việc cho một nhân viên mới, người chưa biết gì về công ty và chưa có chức vụ cụ thể. Hãy nói cho ChatGPT biết:

  • Vai trò của ChatGPT là gì: ChatGPT có thể đóng vai trò gần như bất kỳ vai trò nào mà bạn có thể nghĩ ra, nhưng nếu bạn không nói rõ, câu trả lời sẽ rất chung chung. Hãy nói rõ vai trò của ChatGPT để giúp nó có thể đưa ra câu trả lời phù hợp hơn và có nội dung sâu sắc hơn.
  • Bối cảnh nhiệm vụ: Hãy cung cấp cho ChatGPT thông tin về tình hình hiện tại, mục tiêu bạn muốn đạt được, và cách làm để đạt được mục tiêu đó. Thay vì yêu cầu ChatGPT “Viết cho tôi một email đề nghị hợp tác”, hãy cung cấp thêm thông tin về công ty của bạn, đối tác mà bạn muốn gửi email, và đề nghị của bạn. Bằng cách kết hợp thông tin về vai trò và bối cảnh, prompt sẽ trở nên hữu ích hơn như sau:

“Đóng vai trò như một chuyên gia Business Development. Hãy viết cho tôi một email đề nghị hợp tác với LarkSuite, một công ty hàng đầu trong việc xây dựng nền tảng Digital Workplace. Công ty của chúng tôi là KD Digital, một công ty tập trung vào việc số hóa. Chúng tôi muốn hợp tác với LarkSuite để bán giải pháp của họ với mức giá tốt hơn cho thị trường Việt Nam và mở rộng quy mô hoạt động của họ.”

Tập trung vào các yếu tố quan trọng

Câu trả lời mà bạn nhận được từ ChatGPT có thể quá dài hoặc quá ngắn, hoặc không đúng định dạng mà bạn mong muốn. Một giải pháp là đưa thêm các yêu cầu về định dạng viết (sử dụng AIDA, PAS, hoặc FAB), độ dài mong muốn (100 từ, 3 đoạn văn, kịch bản trong vòng 5 phút) hoặc cung cấp một ví dụ để ChatGPT có thể tham khảo ngay từ đầu.

Tìm hiểu thêm:  Trello là gì? Hướng dẫn sử dụng Trello quản lý công việc hiệu quả

“Đóng vai trò như một chuyên gia Business Development. Hãy viết cho tôi một email đề nghị hợp tác với LarkSuite, một công ty hàng đầu trong việc xây dựng nền tảng Digital Workplace. Công ty của chúng tôi là KD Digital, một công ty tập trung vào việc số hóa. Chúng tôi muốn hợp tác với LarkSuite để bán giải pháp của họ với mức giá tốt hơn cho thị trường Việt Nam và mở rộng quy mô hoạt động của họ. Email này nên được viết theo định dạng AIDA và có độ dài dưới 300 từ. Vui lòng sử dụng ngôn ngữ đơn giản, không sử dụng thuật ngữ chuyên môn.”

Sử dụng biến để tăng tính sắp xếp

Tất cả các yếu tố từ các bước trên có thể được sắp xếp sao cho prompt của bạn trông ngắn gọn hơn bằng cách sử dụng biến. Điều này cũng là cách tốt nhất để tái sử dụng các prompt đã có để xây dựng thành công thức. Thực tế, các bộ sưu tập 500, 1000 prompt ChatGPT đang được bán trên thị trường thường chỉ là việc thay từ vào công thức để tạo nhiều sản phẩm cùng một lúc.

“Đóng vai trò như một [vai trò] của [công ty]. Hãy viết cho tôi một email đề nghị hợp tác theo [định dạng] với [đối tác]. [vai trò]: Chuyên gia Business Development [công ty]: KD Digital, một công ty tập trung vào việc số hóa [định dạng]: Định dạng AIDA với độ dài dưới 300 từ, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, không sử dụng thuật ngữ chuyên môn [đối tác]: LarkSuite, một công ty hàng đầu trong việc xây dựng nền tảng Digital Workplace.”

Bạn có thể sử dụng các biến theo dạng [biến] như ví dụ trên, hoặc {biến}, {{biến}}, $biến, không quan trọng. Miễn là ChatGPT hiểu đó là biến là được. Sử dụng biến giúp phân tách công việc cần làm với ngữ cảnh và giúp ChatGPT hiểu rõ hơn về nhiệm vụ. Ví dụ, bạn có thể viết một đoạn văn dài về công ty của bạn, tone of voice bạn muốn, mục tiêu đối tượng người dùng trong phần [công ty]. Tuy nhiên, nếu bạn viết tất cả thông tin đó vào prompt như trước đây, nó sẽ làm cho việc đọc prompt trở nên rối rắm và khó hiểu.

Cẩn thận với ngữ pháp và chính tả

ChatGPT dựa vào việc dự đoán từ tiếp theo để hiển thị câu trả lời. Đào tạo dữ liệu càng nhiều, ChatGPT càng dự đoán chính xác hơn. Mặc dù ChatGPT hỗ trợ tiếng Việt, nhưng nếu có thể, nên sử dụng tiếng Anh để nhận được câu trả lời chất lượng nhất.

Tìm hiểu thêm:  Sự phát triển của Trí tuệ Nhân tạo (AI) và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày

Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Anh không phải lúc nào cũng thuận lợi cho mọi người. Sai sót về chính tả, ngữ pháp và từ ngữ vẫn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ChatGPT hiện đã thông minh đủ để nhận biết lỗi chính tả và ngữ pháp nhưng nếu câu cú không rõ ràng, thì cũng khó cho ChatGPT. Lời khuyên của tôi là sử dụng Grammarly để sửa lại câu từ nếu cần thiết. Hoặc nếu không, bạn có thể thêm một câu hỏi cuối cùng để kiểm tra xem ChatGPT đã hiểu nhiệm vụ hay chưa.

“Nếu bạn hiểu nhiệm vụ của mình, hãy thực hiện prompt. Nếu có bất kỳ điều gì bạn không chắc chắn, vui lòng đặt câu hỏi để tôi có thể làm rõ.”

hoặc

“Nếu bạn hiểu nhiệm vụ của mình, hãy tóm tắt lại bằng ngôn ngữ đơn giản trước khi tiếp tục.”

Cách này giúp bạn kiểm tra xem ChatGPT đã hiểu nhiệm vụ hay chưa.

Chia nhỏ công việc

Để đạt hiệu quả tối đa, hãy chia nhỏ công việc thành các phần trước khi yêu cầu ChatGPT thực hiện. Nếu một công việc có 5 bước, hãy yêu cầu ChatGPT thực hiện từng bước một, sau khi nhận được câu trả lời cho mỗi bước, yêu cầu tiếp tục với bước tiếp theo. Điều này giúp ChatGPT cung cấp câu trả lời chính xác và chi tiết hơn cho từng phần. Ví dụ, thay vì yêu cầu ChatGPT viết nội dung cho một trang landing page trong một lần, hãy chia thành viết phần Hero trước, sau đó là phần Features, và phần About Us.

Khi chia nhỏ công việc, một thủ thuật khác bạn có thể áp dụng là yêu cầu ChatGPT đưa ra một số kết quả khác nhau cho prompt để bạn có thể lựa chọn, chỉnh sửa và kết hợp ý. Sau đó, bạn có thể hỏi ChatGPT đánh giá các kết quả và xem câu trả lời nào tốt nhất và tại sao.

Đưa ra bằng chứng

Việc đăng ký gói ChatGPT Plus sẽ giúp bạn nhận được câu trả lời chính xác hơn từ ChatGPT và giảm thiểu những câu trả lời không đáng tin cậy. Tuy nhiên, có một cách tốt hơn và tiết kiệm hơn, đó là yêu cầu ChatGPT cung cấp bằng chứng, nguồn tham khảo và ví dụ để minh hoạ câu trả lời.

Việc yêu cầu bằng chứng không chỉ mang lại câu trả lời đáng tin cậy hơn từ ChatGPT, mà cũng cung cấp thông tin cho ChatGPT biết rằng nó cần đưa ra những thông tin chính xác và đã được kiểm chứng.

Luồng giao tiếp quan trọng hơn prompt

Một prompt hoàn hảo là điều mà nhiều người tìm kiếm. Nhiều người không sử dụng ChatGPT hàng ngày vì họ không biết cách hỏi một cách tốt nhất để đạt được kết quả tốt nhất. Điều này cũng giúp những người bán các gói 500-1000 prompt sẵn có hoặc các tiện ích như AIPRM, PromptHunt kiếm được tiền. Ngay cả Prompt Perfect, ứng dụng viết lại prompt của bạn để tối ưu kết quả, cũng đã trở thành một trong các plugin trong ChatGPT Plus.

Tìm hiểu thêm:  Hướng dẫn cách gõ chữ Telex cho người mới

Tuy nhiên, điều tôi muốn nói ở đây là sức mạnh của ChatGPT nằm trong khả năng giao tiếp và trao đổi thông tin. Có những lúc bạn có thể nhận được câu trả lời mong muốn từ ChatGPT chỉ với một prompt, nhưng cũng có những lúc câu trả lời đòi hỏi quá trình tương tác. Như tôi đã nói trước đó, để yêu cầu ChatGPT viết nội dung cho một trang landing page hiệu quả, bạn cần phải chia nhỏ công việc ra. Và tất nhiên, không thể nào bạn tạo ra 5 luồng trò chuyện riêng biệt, mỗi luồng yêu cầu ChatGPT viết một phần và phải đưa toàn bộ ngữ cảnh mỗi lần. Điều bạn cần làm là:

  1. Cung cấp ngữ cảnh và yêu cầu ChatGPT tạo ra khung sườn.
  2. Xem xét, đưa ra phản hồi về khung sườn đó và xem xem có cần chỉnh sửa gì không.
  3. Bắt đầu yêu cầu ChatGPT viết từng phần của trang landing page và xem xét từng phần đó.

Tôi cũng thường brainstorming với ChatGPT khi tôi có một ý tưởng mới. Ví dụ, nếu tôi muốn tạo ý tưởng cho một doanh nghiệp mới, đây là cách tôi sẽ làm:

  1. Nói về ý tưởng với ChatGPT và yêu cầu nó đưa ra phân đoạn công việc.
  2. Cùng nhau giải quyết từng phần, đặt câu hỏi cho ChatGPT, câu nào quá khó thì ChatGPT cũng có thể trả lời thay bạn để xem có đúng không.
  3. Sau khi có một bức tranh toàn diện, yêu cầu ChatGPT tóm tắt lại để có thể sử dụng làm ngữ cảnh cho việc trò chuyện tiếp theo.

Sau đó, hãy tạo các luồng chuyên sâu về việc xây dựng sản phẩm, marketing và sử dụng phần tóm tắt trước đó làm ngữ cảnh cho các luồng mới này.

Việc chia thành các luồng riêng biệt sẽ giúp ChatGPT tập trung vào nhiệm vụ hiện tại, và phần tóm tắt sẽ giúp ChatGPT có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu rằng bây giờ bạn đã tạo ra 3 đối tác/công nhân mới: một người đồng sáng lập ngồi suy nghĩ ý tưởng với bạn, một lập trình viên chuyên về xây dựng sản phẩm và một nhà tiếp thị. Tôi chắc chắn rằng không có cách nào bạn có thể làm được những điều này chỉ với một prompt duy nhất. Điều này cũng là điều tôi thích nhất ở ChatGPT so với Bard (cửa sổ ngữ cảnh hẹp) và Bing (hạn chế số lượng lời trò chuyện trong một luồng).

Nguồn: Kescy Dinh

Đọc thêm bài viết tại Cộng đồng Viễn Thông A Việt Nam

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here